Giai đoạn mang bầu là lúc chị em bị xuống sắc trầm trọng. Bờ môi của các chị bắt đầu có những vết sạm, thâm, đen xuất hiện, khiến khuôn mặt kém tươi tắn và trở nên thiếu sức sống. Nhiều mẹ bầu không muốn sử dụng son môi vì sợ hóa chất gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của mẹ và bé. Thế nên, họ đã phân vân không biết lựa chọn phương pháp làm đẹp bằng cách xăm, phun môi để cải thiện nhan sắc.
Vậy, phụ nữ có bầu có được phun môi không? Có bầu phun môi có ảnh hưởng gì không? Phụ nữ có nên xăm môi trước khi mang thai hay không? Bài viết này là những lưu ý và lời khuyên của các chuyên gia giúp các chị em có lời giải đáp chi tiết nhất.
Mục lục
- 1. Vì sao môi phụ nữ khi mang thai bị nhạt, thâm?
- 2. Phụ nữ có bầu phun, xăm môi được không? Vì sao?
- 3. Cách chăm sóc môi cho mẹ bầu khi mang thai
- 4. Thời điểm phun, xăm môi thích hợp trước khi mang thai
- 5. Phun môi rồi mới phát hiện có thai thì phải làm sao?
- 6. Phụ nữ cho con bú có nên phun, xăm môi không?
- 7. Sau khi sinh bao lâu thì có thể phun, xăm môi?
1. Vì sao môi phụ nữ khi mang thai bị nhạt, thâm?
Thâm môi là một trong những tình trạng thường gặp của phụ nữ mang thai. Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này chính là sự thay đổi nội tiết tố, thay đổi hormone trong cơ thể thai phụ. Môi bị thâm là biểu hiện của tế bào Melanocytes bị tổn thương, kích thích các hắc tố Melanin tăng lên và tập trung trên vùng môi, khiến đôi môi mất đi vẻ hồng hào mà trở nên thâm đen.
Bên cạnh đó, tình trạng môi bị nhạt thâm trong giai đoạn mang thai cũng có thể do nhiều nguyên nhân gây ra:
Do ánh nắng mặt trời: Tia UV có trong ánh nắng mặt trời là nguyên nhân làm sắc tố sậm màu trên môi tăng dần, gây tổn thương vùng da trên bờ môi. Làm đôi môi trở nên đen, sạm và thâm gây mất thẩm mỹ.
Do môi khô, nứt nẻ: Bờ môi bị khô, nứt nẻ sẽ làm lộ các tế bào bị sậm màu, khiến cho môi ngày càng bị thâm, làm cho khuôn mặt kém sắc, thiếu sức sống.
Do thường xuyên liếm môi: Khi liếm môi da môi, nước bọt sẽ làm cho da môi dễ bị bong tróc. Vùng da môi rất mỏng, khi bị bong tróc sẽ tiếp xúc trực tiếp với không khí khiến môi ngày càng bị thâm đi, không còn hồng hào như trước.
Do cơ thể bị mất nước: Nguyên nhân quan trọng khiến môi bị thâm sạm chính là cơ thể bị mất nước hoặc không cung cấp đầy đủ lượng nước cần thiết. Để tránh tình trạng môi bị thâm, nứt nẻ thì phụ nữ đang mang thai phải uống thật nhiều nước và ăn uống thêm các loại trái cây, hoa quả.
Do lạm dụng mỹ phẩm: Sử dụng son môi quá nhiều sẽ gây ra tình trạng thâm môi ở phụ nữ. Trong son có chứa rất nhiều thành phần hóa học có thể gây độc cho phụ nữ mang thai như: Retinol palmitate, chì, nhôm, mangan,… Sử dụng những loại son môi kém chất lượng không chỉ gây ra tình trạng môi bị thâm mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và bé.
2. Phụ nữ có bầu phun, xăm môi được không? Vì sao?
Khi mang thai, nhiều chị em luôn mong muốn mình giữ mãi được nét xinh đẹp, rạng ngời bởi quan điểm “mang bầu nhưng nhan sắc cũng phải được toàn diện”. Khi mang thai sẽ phải hạn chế sử dụng son môi hoặc mỹ phẩm khiến chị em trông kém sắc hơn rất nhiều. Vì vậy, nhiều mẹ bầu đã lựa chọn phương pháp xăm môi để cải thiện được nhan sắc.
Tuy nhiên, các bác sĩ và chuyên gia thẩm mỹ khuyên rằng, trong quá trình thai kỳ phụ nữ tuyệt đối không được phun, xăm môi để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Dưới đây là một số nguyên nhân khiến cho phụ nữ mang thai tránh các hình thức làm đẹp bằng phương pháp phun, xăm môi.
2.1 Ảnh hưởng cơ thể, sức khỏe mẹ bầu
Cơ thể và tình trạng sức khỏe của người phụ nữ trong quá trình mang thai có sự thay đổi rất nhiều. Thể trạng của mẹ bầu lúc này cực kỳ yếu và nhạy cảm với mọi thứ. Vài tháng đầu của giai đoạn thai kỳ, phụ nữ sẽ có dấu hiệu mệt mỏi, đau đầu, đau lưng, mỏi gối, ăn uống không được ngon miệng. Đặc biệt, các mẹ thường xuyên bị nghén khiến cho sức khỏe ngày càng yếu đi rất nhiều. Khi mang thai, nội tiết tố thay đổi, da sẽ bắt đầu nổi mụn do các hormone sinh lý bị thay đổi, xuất hiện mụn lưng, mụn bắp tay, mụn mặt… Thế nên, nếu như các mẹ bầu đi xăm môi thì khi nội tiết tốt trong cơ thể tiếp xúc với mực xăm sẽ gây nên tình trạng kích ứng và sẽ xuất hiện những phản ứng không hề tốt với cơ thể.
2.2 Tác động tuyến sữa và sự phát triển nhau thai
Các chuyên gia cho biết, khi xăm môi thì mực xăm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tuyến sữa và sự phát triển của nhau thai. Nếu như cơ sở làm đẹp sử dụng loại mực xăm kém chất lượng thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển não bộ của trẻ sơ sinh. Cho dù cơ sở làm đẹp sử dụng những loại mực xăm chất lượng, thì chúng cũng có sự tác động ít nhiều đến sự phát triển của con trẻ.
Tuy rằng phun, xăm môi là phương pháp làm đẹp an toàn, không xâm lấn. Thế nhưng khi đưa mực xăm vào tầng biểu bì của bờ môi thì các thành phần hóa học của mực phun sẽ len lỏi vào các đường máu, gây ảnh hưởng gián tiếp đến nguồn sữa mẹ.
2.3 Dễ bị nhiễm trùng và mắc bệnh
Khi xăm phun môi ở cơ sở làm đẹp không uy tín sẽ dễ bị nhiễm trùng và mắc phải các bệnh các bệnh truyền nguy hiểm. Họ sẽ sử dụng những loại mực xăm giả không an toàn, hay dùng những dụng cụ phun môi chưa đảm bảo đúng theo quy trình sát khuẩn thì phụ nữ mang thai rất dễ bị nhiễm trùng. Bên cạnh đó, còn khiến mẹ bầu và em bé đối mặt với nguy cơ cao bị mắc phải các bệnh lây truyền qua đường máu như HIV, viêm gan B,…
2.4 Kiêng ăn ảnh hưởng dinh dưỡng của mẹ bầu
Sau khi phun, xăm môi thì làn môi của mẹ bầu sẽ bị sưng, đau,… ảnh hưởng đến việc ăn uống. Bên cạnh đó, nếu như môi muốn lên màu đẹp cần phải kiêng cữ các món ăn như: gà, bò, trứng, cá, hải sản… và không được để môi bị chạm nước. Tuy nhiên những món ăn trên lại rất tốt cho cả mẹ và bé, nếu như phải kiêng cữ thì cơ thể của mẹ bầu sẽ không được cung cấp đầy đủ nước và các chất dinh dưỡng cần thiết, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển khỏe mạnh của mẹ và bé. Quá trình môi bị đau, sưng sau phun cũng như việc kiêng cữ trước khi lớp vảy xăm bong ra sẽ khiến chị em mệt mỏi, làm cản trở đến việc dưỡng thai.
Chính những lý do nêu trên mà các chuyên gia, bác sĩ thường khuyên mẹ bầu không nên phun, xăm môi khi đang mang thai và làm đẹp bằng tất cả các phương pháp phun xăm thẩm mỹ khác trong suốt giai đoạn thai kỳ.
ĐĂNG KÝ ĐẶT LỊCH THĂM KHÁM MÔI MIỄN PHÍ
3. Cách chăm sóc môi cho mẹ bầu khi mang thai
Dưới đây là những bí quyết, giúp cho phụ nữ đang mang thai có một đôi môi tươi tắn, giảm bớt đi tình trạng khô, thâm, xỉn màu, nứt nẻ, bong tróc,… mà không cần dùng đến mỹ phẩm, hoặc phương pháp phun xăm môi.
Thứ nhất, phụ nữ khi mang thai hãy uống thật nhiều nước để có thể bù lại lượng nước cần thiết cho cơ thể, ngăn cho đôi môi không bị nứt nẻ, bong tróc. Khi uống thật nhiều nước, cơ thể sẽ bù đắp được lượng nước thiếu hụt mà em bé đã hấp thụ, ngăn ngừa táo bón, giảm cảm giác thai nghén, giúp làn da được căng bóng hơn. Bên cạnh đó, cần uống thêm các loại nước ép trái cây và ăn nhiều loại rau củ quả để cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Thứ hai, trị thâm môi bằng những phương pháp đến từ thiên nhiên, vừa an toàn lại vừa hiệu quả.
♦ Dưa leo: Dưa leo chứa nhiều nước và các thành phần giúp hỗ trợ làm mềm da môi, giảm mờ vết thâm, làm trắng da hiệu quả. Trước khi sử dụng dưa leo, chị em nên tẩy tế bào chết trên môi. Sau đó, cắt dưa leo thành những lát mỏng, xoa lên môi trong vòng 15 phút. Đây là phương pháp an toàn, hữu hiệu và thông dụng nhất.
♦ Nha đam: Các chất kháng khuẩn cùng với các thành phần vitamin có trong nha đam loại bỏ được các tết bào chết trên môi, giúp giảm thâm, dưỡng đôi môi của mẹ bầu thêm căng hồng, mềm mại và quyến rũ.
♦ Dầu dừa: Các thành phần trong dầu dừa vô cùng an toàn cho mẹ bầu, giúp kháng khuẩn và dưỡng da môi một cách hiệu quả. Dầu dừa trị môi khô nứt nẻ, dưỡng ẩm cho môi, giúp môi căng mọng, gợi cảm.
♦ Mật ong: Đây là một trong những nguyên liệu lành tính, an toàn, phù hợp cho phụ nữ đang mang thai. Trong mật ong chứa vitamin E, C, B2, B3… giúp dưỡng ẩm cho da, khiến môi trở nên hồng hào, mềm mại.
Thứ ba, từ bỏ những thói quen xấu hàng ngày có nguy cơ gây hại cho làn môi
♦ Liếm môi: Nhiều chị em cho rằng liếm môi sẽ giúp cho đôi môi mềm mịn hơn. Nhưng không ngờ rằng thói quen này khiến cho môi ngày càng nứt nẻ, khô hơn và trở nên thâm sạm hơn.
♦ Cắn môi: Đây cũng là một trong những thói quen xấu. Cắn môi để lấy đi những lớp da môi khô khiến môi bị chảy máu, tạo ra những vết nứt sâu trên môi có thể để lại sẹo.
♦ Dùng tay để bóc da khô nứt trên môi: Thói quen này của nhiều chị em rất khó bỏ. Điều này có thể khiến cho môi ngày càng trở nên thâm sạm, nhạy cảm, dễ chảy máu và đau rát.
4. Thời điểm phun, xăm môi thích hợp trước khi mang thai
Khi thực hiện quá trình phun, xăm môi thì cần khoảng thời gian từ 2 đến 3 tuần thì môi mới ổn định, bớt sưng tấy và trở nên bình thường. Thế nên, thời điểm thích hợp trước khi mang thai để chị em phụ nữ phun, xăm môi mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe là phun môi trước khi mang thai trong vòng 6 tháng cho đến lúc xác định chắc chắn có thai.
Bởi vì, khoảng thời gian này phù hợp để các chị em phụ nữ có thể tuân thủ được chế độ kiêng cữ sau xăm, phun môi mà không gặp bất kỳ trở ngại nào liên quan đến sức khỏe của mẹ và bé. Đồng thời, lúc này cơ thể cũng được phục hồi và màu môi được lên một cách đẹp, chuẩn và phù hợp với gương mặt nhất. Phun, măm môi trước khi mang thai còn giúp mẹ bầu có một đôi môi hồng, xinh tươi, rạng ngời mà không cần dùng đến son môi, mỹ phẩm.
5. Phun môi rồi mới phát hiện có thai thì phải làm sao?
Nếu như trường hợp chị em đã phun, xăm môi sau đó mới phát hiện mình có thai thì cần phải bình tĩnh và lưu ý những vấn đề sau đây:
♦ Đầu tiên vẫn phải tuân thủ theo đúng quá trình kiêng cữ sau khi xăm phun môi, giữ đúng chế độ ăn uống để đôi môi có thể phục hồi nhanh nhất.
♦ Tuyệt đối không được ăn các thực phẩm như: thịt gà, thịt bò, cá, hải sản,… và thay thế bằng những thực phẩm giàu đạm khác để cung cấp đủ chất cho cả mẹ và bé. Bổ sung chất đạm lành tính không ảnh hưởng đến đôi môi có trong các loại đậu, ngũ cốc, yến mạch, rau củ quả giàu dinh dưỡng,… các loại thực phẩm chức năng. Bên cạnh đó, mẹ bầu cần phải uống sữa mỗi ngày để đảm bảo nguồn dinh dưỡng đầy đủ cho thai nhi và thúc đẩy quá trình tự chữa lành của vết thương.
♦ Sau khi vết xăm đã ổn định và đã lên màu, mẹ bầu hãy lên một chế độ ăn uống lành mạnh, hợp lý và đầy đủ để bù đắp những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và cho thai nhi.
♦ Nếu như có bất kỳ vấn đề nào xảy ra, thì các mẹ bầu hãy đến ngay bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn.
6. Phụ nữ cho con bú có nên phun, xăm môi không?
Phụ nữ đang mang thai và phụ nữ đang cho con bú thì tuyệt đối không nên phun, xăm môi. Nếu như xăm, phun môi ở các cơ sở làm đẹp không uy tín các mẹ sẽ tiếp xúc trực tiếp với mực xăm chứa chì, thủy ngân điều này ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe của mẹ và bé. Bên cạnh đó, sau khi phun, xăm thì môi thường sẽ sưng, đau khó chịu, sức khỏe chưa ổn định. Bên cạnh đó phải chăm sóc con, cho con bú sẽ khiến chị em mệt mỏi.
7. Sau khi sinh bao lâu thì có thể phun, xăm môi?
Thời gian lý tưởng nhất để các mẹ có thể phun, xăm môi là khoảng trên 6 tháng sau sinh. Vì lúc này, cơ thể của mẹ đã có sự hồi phục toàn diện, các bé cũng đã có sự thích nghi tốt đối với môi trường bên ngoài, cũng như có sự cứng cáp hơn rất nhiều. Nguồn sữa mẹ lúc này cũng đã được ổn định, bé cũng có thể ăn dặm để bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cần thiết. Thế nên, 6 tháng sau sinh các mẹ có thể yên tâm, thoải mái đi làm đẹp.
Bên cạnh đó, việc lựa chọn địa chỉ phun, xăm môi chất lượng luôn là điều quan trọng cần phải đặt lên hàng đầu. Hệ thống Thẩm mỹ viện Ngọc Dung là một trong những cơ sở làm đẹp Uy tín – Chất lượng – An toàn, khiến nhiều chị em phụ nữ hoàn toàn tin tưởng và hài lòng. Nếu như các mẹ có ý định phun, xăm môi để đôi môi thêm hồng hào, căng mịn, hãy đến ngay với hệ thống TMV Ngọc Dung với công nghệ Charm môi baby, Ủ Nano căng bóng môi, Phun môi Collagen,…Đừng vì tiết kiệm chi phí mà các mẹ lựa chọn cho mình cơ sở làm đẹp không uy tín cũng như dịch vụ xăm rẻ và không an toàn nhé!
ĐĂNG KÝ ĐẶT LỊCH THĂM KHÁM MÔI MIỄN PHÍ
Hy vọng những thông tin hữu ích TMV Ngọc Dung đã chia sẻ trên sẽ giải đáp được phần nào thắc mắc của chị em “Phụ nữ mang thai có nên phun môi hay không?”. Cũng như những kiến thức quan trọng liên quan đến lĩnh vực làm đẹp và sức khỏe của chị em phụ nữ.