Ăn cháo có tác dụng gì và có béo không?

Cháo là tên gọi của món ăn được làm từ gạo, nấu ở nhiệt độ trên 60 độ C. Không chỉ tốt chosức khỏe, cháo còn giúp làm đẹp dáng, đẹp da. Đặc biệt thích hợp với bà bầu, người lớn tuổi và người mới bệnh dậy.

Mục lục

Lợi ích của việc ăn cháo

Cháo rất tốt cho hệ tiêu hóa: Đây là món ăn cực dễ hấp thu với những người có đường tiêu hóa yếu. Những người mới bệnh dậy cũng được khuyên nên ăn cháo để nhanh hồi phục sức khỏe.

Kích thích ăn uống: Trong những ngày chán ăn cơm, bạn có thể chọn cho mình một bát cháo nóng hổi. Cháo loãng nấu với hương vị yêu thích sẽ giúp bạn lấy lại cảm giác thèm ăn nhanh chóng.

Ngừa táo bón: Những người thường xuyên ăn cay, ăn đồ nóng sẽ dễ bị táo bón. Lúc này việc ăn cháo loãng sẽ cung cấp đủ lượng nước cần thiết và làm dạ dày mát, nhẹ nhàng hơn.

Ăn cháo có mập không?

Dựa vào những phân tích chỉ số dinh dưỡng thì 3 bát cháo = 1 bát cơm. Nếu chọn cháo làm bữa ăn phụ trong buổi sáng thì không thể nào khiến bạn béo được. Trong trường hợp này ăn cháo còn là cách giảm cân hiệu quả cho các chị em, thay vì chọn xôi hoặc ăn nhiều cơm.

Tuy nhiên cần phải nhớ là nếu bạn chỉ ăn cháo trắng nhưng ăn rất nhiều thì nguy cơ béo lên vẫn có thể xảy ra. Nguyên liệu của cháo chính là gạo (cũng là tinh bột). Việc ăn cơm sẽ mang đến cảm giác no nhanh hơn so với việc ăn cháo nhưng xét về năng lượng nạp vào cơ thể thì cơm hay cháo đều có năng lượng bằng nhau. Việc ăn cháo quá nhiều vẫn có khả năng tăng cân do lượng tinh bột dư thừa nhưng lại bị thiếu chất, khi trong cháo không cung cấp được các chất khác ăn kèm như ăn 1 bữa bơm bình thường.

Ăn cháo ngoài ra cũng rất nhanh đói bụng. 1 bát cháo thông thường chỉ giúp bạn no khoảng từ 1-2 giờ đồng hồ. Điều này vô tình khiến bạn đói bụng, muốn ăn thêm hoặc tìm đến các đồ ăn vặt không tốt cho sức khỏe.

Một số loại cháo bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe

Cháo sò huyết

Đây là món ăn lí tưởng vào mỗi buổi sáng mà bạn nên cân nhắc thực hiện cho gia đình. Cháo sò huyết có tác dụng bổ máu, khắc phục chứng tăng huyết áp và suy nhược cơ thể. Bạn có thể nấu chung xương ống heo trong món cháo sò huyết để tăng thêm vị ngọt thanh.

Cháo lươn

Lươn có tác dụng tích cực trong bồi bổ khí huyết, chữa suy dinh dưỡng và biếng ăn. Trong khi đó cà rốt chứa nhiều vitamin A và beta-caroten. Ăn cháo lươn mỗi buổi sáng sẽ giúp tăng cường sức khỏe, bổ sung những dưỡng chất tốt cho sự phát triển của cơ thể. Bạn nên hấp lươn trước rồi lọc lấy phần thịt để bỏ vào trong cháo.

Cháo bò bằm

Thịt bò là món ăn khá khó chế biến vì nấu lâu sẽ rất dễ bị dai, mất ngon. Bạn cần chú ý nấu sao vừa giữ được độ ngon của thịt nhưng cũng phải đảm bảo không làm mất đi những dưỡng chất quý giá. Trong khi nấu, bạn lưu ý khuấy đều để cháo không bị cháy và vón cục. Bạn có thể nấu cháo thịt bò bằm với khoai lang, khoai tây hoặc cà rốt đều được.

Cháo cua

Cháo cua ăn lúc còn nóng là ngon nhất, không nên ăn nguội để tránh mùi tanh. Cháo cua chứa rất nhiều canxi và nhiều protein, vitamin, cholesterol và chất khoáng. Lưu ý nên bóc tách thật kỹ thịt cua để có món cháo hoàn hảo nhất.

Cháo tôm

Cháo nấu với tôm cùng cải thảo hoặc cải xanh cũng là một món được ưa chuộng vì dễ nấu mà cũng rất dinh dưỡng. Ngoài việc bổ sung dưỡng chất, thêm năng lượng cho cơ thể thì cháo tôm đặc biệt rất tốt cho những người đang bị rôm sẩy, nóng trong người. Tuy nhiên những đối tượng bị thương, trầy xước thì không nên dùng loại cháo này.

Như vậy điều quan trọng nhất không phải là bạn ăn cơm hay ăn cháo, mà là chế độ ăn cháo của bạn như thế nào? Ăn cháo có béo không? Câu trả lời là không nếu bạn có chế độ phù hợp, ngược lại nếu ăn vô tội vạ thì việc mập lên là điều sớm muộn mà thôi.

Trả lời